Đào Hồng Tuyển vươn lên trở thành một đại gia nổi tiếng từ xuất thân nghèo khó của bản thân. Ông còn được mệnh danh là “chúa đảo Tuần Châu” khi biến hòn đảo này trở thành một thiên đường du lịch mang tầm quốc tế. Tiểu sử Đào Hồng Tuyển đầy thú vị sẽ mang lại nguồn cảm hứng cho những ai đang phải vật lộn với cuộc sống.
Tiểu sử ông Đào Hồng Tuyển
Tên đầy đủ Đào Hồng Tuyển
Ngày sinh Năm 1954
Cung hoàng đạo Đang cập nhật
Quốc tịch Việt Nam
Nơi sinh Quảng Yên
Nổi tiếng với Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Tuần Châu và nổi tiếng với mức độ giàu có.
Được mệnh danh là chúa đảo Tuần Châu. Ông có công lao to lớn khi biến hòn đảo Tuần Châu hoang vu trở thành một khu du lịch nổi tiếng.
Gia đình
Vợ/chồng Đỗ Minh Nguyệt
Con cái Đào Thị Phương Thảo, Đào Anh Tuấn, Đào Thị Đoan Trang
Đổi nét về ông Đào Hồng Tuyển
Đào Hồng Tuyển nổi tiếng với những quyết định kinh doanh đầy táo bạo và được mệnh danh là chúa đảo Tuần Châu. Để có được danh hiệu “chúa đảo” này, Đào Hồng Tuyển đã thực hiện đầu tư hơn 400 triệu USD để làm con đường nối liền đất liền đến hòn đảo Tuần Châu và biến nơi đây thành một địa danh du lịch nổi tiếng. Những quyết định kinh doanh của ông thường được nhiều người đánh giá điên rồ nhưng Đào Hồng Tuyển đã thực sự thành công với cách kinh doanh ấy.
Không giống như các đại gia khác, Đào Hồng Tuyển có thời gian dài tham gia trong quân đội với những “đoàn tàu không số” và ông giữ chức vụ phó chủ tich thường trực của Hội cựu chiến binh đoàn tàu không số Việt Nam.
Ông đã sáng lập và giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Tuần Châu với hàng chục công ty con, hàng chục ngàn nhân viên dưới quyền. Bởi vì tập đoàn Tuần Châu không niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam nên rất khó để chúng ta biết được tài sản thức sự của vị tỷ phú này. Tuy nhiên, Phạm Hồng Tuyển được nhiều người đánh giá là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Cá nhân ông cũng đã từng thừa nhận bản thân có khối tài sản trị giá khoảng 2 tỷ USD nhưng ông đã từ chối xác nhận con số chính xác.
Bên cạnh sự nổi tiếng về tài năng kinh doanh, ông cũng nổi tiếng không kém với những tin đồn thất thiệt. Đã có lúc, tập đoàn Tuần Châu bị đồn thổi mang khối nợ khổng lồ, đảo Tuần Châu đã được bán lại cho Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông đã bác bỏ những tin đồn trên và vẫn đảm bảo công việc kinh doanh của tập đoàn không bị ảnh hưởng.
Không chỉ nổi tiếng với những quyết định kinh doanh mạo hiểm, Đào Hồng Tuyển còn nổi tiếng với mức độ chịu chi cho các công tác từ thiện. Đào Hồng Tuyển từng khiến dư luận xôn xao khi đấu giá căn biệt thự trị giá 12 tỷ để ủng hộ cho đồng bào bị lũ lụt. Khi vùng Quảng Ninh gặp phải tình trạng mưa lũ, ông đã quyên tặng siêu xe Rolls-Royce và mời người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai đến ở miễn phí tại khách sạn 4 sao của ông. Khi dịch bệnh covid 19 tràn vào Việt Nam, ông kêu gọi mọi người quyên góp chống dịch bệnh. Cá nhân ông đã ủng hộ 5 tỷ đồng và cam kết sẽ cung cấp 3 triệu chiếc khẩu trang miễn phí.
Gia đình và tuổi thơ
Đào Hồng Tuyển sinh năm 1954 trong một gia đình nho giáo giàu truyền thống hiếu học. Theo ông, gia đình của ông vốn thuộc dòng họ vua chúa thời Lý đã phải đổi họ để vượt qua giai đoạn biến động chính trị lúc bấy giờ. Vì vậy, ông luôn tự hào về truyền thống hiếu học và tinh thần tự chủ của gia tộc.
Tuy nhiên, ông sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đang trong tình trạng chiến tranh. Năm 15 tuổi, Đào Hồng Tuyển từ bỏ việc học để lên đường nhập ngũ. Ông được phân công vào đơn vị hải quân chuyên vận chuyển vũ khí cho chiến trường miền Nam. Những đoàn tàu này thường được mọi người biết đến với biệt danh “những đoàn tàu không số”. Tuổi thơ của ông gắn liền với những chuyến tàu không ngủ, chiến tranh, đói khổ và những cuộc chia ly sinh tử.
Mặc dù sinh trưởng trong hoàn cảnh đất nước khó khăn nhưng Đào Hồng Tuyển chưa bao giờ từ bỏ việc học. Khi đã có đủ vốn liếng, ông tự bỏ tiền để sang học kinh doanh ở các nước Âu Mỹ để áp dụng vào công việc. Trong thời gian gia nhập quân đội, ông được tham gia vào lớp học đào tạo thiếu sinh quân.
Đào Hồng Tuyển kết hôn cùng với bà Đỗ Minh Nguyệt. Họ có với nhau ba người con bao gồm Đào Thị Phương Thảo, Đào Anh Tuấn, Đào Thị Đoan Trang. Bà Đỗ Minh Nguyệt được đánh giá là một người phụ nữ dễ mến và rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Các con của ông đều thành đạt, Đào Anh Tuấn hiện đang thay thế cha để quản lý khu vực đảo Tuần Châu.
Sự nghiệp
Sau khi xuất ngũ, Đào Hồng Tuyển không trở về quê nhà mà quyết định ở lại thành phố Hồ Chí Minh để lập nghiệp. Lúc này, hành trang của ông chỉ là chiếc ba lô với vài bộ quân phục. Ở nơi đất khách, ông không có nghề nghiệp, không người quen, không có tiền bac. Ông đã phải ngủ trên vỉa hè, lang thang vô định giữa thành phố đông đúc để tìm kiếm một công việc. Đã có lúc, ông phải dọn chuồng heo cho người khác để mong nhờ vả để tìm kiếm một công việc.
May mắn khi ông được một sĩ quan hải quân tạm cho ở nhờ tại gara cũ. Nhiều đêm, ông nằm trăn trở về cuộc đời mình và tự hỏi : “Tại sao cùng là con người như nhau, tôi lại phải khổ đến như vậy?”. Ông chia sẻ “Vào đêm hôm đó, tôi đã thề với chính bản thân mình rằng tôi phải thoát nghèo để thành người giàu có. Từ đêm hôm đó, cuộc đời tôi đã chuyển sang một bước ngoặt mới”.
Ngày hôm sau, ông cùng với một số bạn bè thành lập một nhóm mua bán ve chai để kiếm sống. Lúc bấy giờ, phế liệu sau chiến tranh tràn ngập trong thành phố và ông đã nhanh chóng chớp lấy cơ hội kinh doanh này. Ông sử dụng một số kiến thức về máy móc đã được học trong lúc còn tham gia quân ngũ để tái sử dụng các loại máy móc. Ông đi tìm kiếm một số người có chuyên môn tốt về cơ khí, hóa học chưa có việc làm rồi tập hợp họ lại. Với quyết tâm cao độ, Đào Hồng Tuyển cùng với các cộng sự đã thực hiện việc sản xuất các loại bia, nước giải khát để cung cấp cho thành phố.
Chỉ trong một thời gian ngắn, ông tạo nên 34 cơ sở kinh doanh nước giải khát và chiếm đến 80% thị phần nước giải khát ở Sài Gòn. Sau khi đã thành công, ông lấn sân sang kinh doanh một số lĩnh vực khác như phân bón, bất động sản. Từ những thành công đó mà tài năng của ông được nhiều người biết đến. Năm 1988, ông được trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc Công ty XNK Trung Uơng Đoàn. Vào năm 1992, ông giữ chức vụ giám đốc trung tâm chuyển giao công nghệ và XNK Khoa học kỹ thuật. Đến năm 1994, ông được bầu làm phó chủ tịch hội phân bón Việt Nam.
Năm 1997, ông quyết định rời Sài Gòn về lại quê hương lập nghiệp. Ngày 2/8/1997, ông Tuyển thành lập Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh, trụ sở đặt tại đảo Tuần Châu, TP. Hạ Long, Quảng Ninh.
Hơn 20 năm qua, ông Tuyển từng bước gầy dựng từ một công ty nhỏ thành Tập đoàn Tuần Châu với hơn 30 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực gồm du lịch, sân golf, bất động sản, cảng tàu – bến du thuyền… trải dọc từ Bắc chí Nam.
Ông Tuyển đã thực hiện một dự án được xem là điên rồ nhất vào thời đó là đổ 80 tỷ đồng để lấy đất lấp biển, xây dựng con đường độc đạo dẫn từ đất liền ra đảo Tuần Châu.
Ngoài Tuần Châu, ông còn sở hữu 14 công ty, 34 nhà máy với hàng vạn công nhân. Chưa hết, năm 2015, ông lại cho đổ hơn 20 triệu m3 đất đá bùn xuống Vịnh hạ Long để xây thêm 400 ha mặt nước phía Tây của đảo.
Tiếp nối thành công tại đảo Tuần Châu, năm 2008, ông Tuyển tiếp tục đầu tư dự án Tuần Châu Hà Nội, với tổng diện tích lên đến 200 héc ta tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Năm 2017, Tập đoàn Tuần Châu đề xuất với Thành uỷ, UBND TP.HCM đầu tư xây dựng tổ hợp các đại dự án, trong đó có thành phố mới New City (huyện Củ Chi), đại lộ ven sông Sài Gòn, Sài Gòn Marina City (Cần Giờ) và cả dự án di chuyển chợ hoá chất Kim Biên (quận 5). Tổng dự toán kinh phí đầu tư cho các dự án trên khoảng 65.000 tỉ đồng
Sau đó, Tập đoàn Tuần Châu cũng đề xuất với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phương án đầu tư dự án Vũng Tàu Marina City rộng 345 ha, quy mô dân số khoảng 7.500 người định cư…

65.000 tỷ, con số từ đâu ra
Theo ông Tuyển: “ Chúng tôi khá bất ngờ vì không biết tại sao toàn bộ nội dung dự án đã bị tiết lộ quá sớm khi chỉ mới ở bước đầu đề xuất chính quyền Tp.HCM. Ở đời, làm gì quá to, quá lớn đều bị nhận được những cái nhìn không thiện cảm từ nhiều phía, nhưng để làm dự án này, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn mọi nguồn lực cần thiết để triển khai ngay sau khi nhận được chủ trương đầu tư của thành phố”
Tập đoàn cho biết, dự án này có ước tính tổng giá trị đầu tư lên tới 65.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có của doanh nghiệp là 50%. Ngoài ra, đồng hành với chủ đầu tư sẽ có sự góp mặt của các tập đoàn, công ty tài chính trong và ngoài nước.
Trong kế hoạch đầu tư của tập đoàn,tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn sẽ tận dụng quỹ đất bồi ven sông với chiều dài 63 km, tốc độ dự kiến 100km/h cho xe cộ. Hơn nữa, do ít giải phóng mặt bằng nên việc triển khai tuyến đường sẽ được đẩy nhanh hơn. Sau khi tuyến đường này hoàn thành, sẽ chỉ mất 30p đi từ Củ Chi về trung tâm thành phố Hồ Chí Minh
Để thực hiện được dự án “điên rồ” này, tập đoàn Tuần Châu đã tự chuẩn bị 20.000 tỷ đồng để phát triển dụ án theo từng giai đoạn, kết hợp với trang thiết bị thi công và nhân lực của 8 công ty hàng đầu về xây dựng giao thông để đáp ứng tiến độ dự án.
Về phần vốn 65.000 tỷ đồng được mọi người quan tâm, ông Tuyển khẳng định với tổng tài sản của tập đoàn Tuần Châu lên tới hàng tỷ USD, tổng nợ chỉ chiếm 1% tổng nguồn tài chính hiện đang ổn định. Cho đến nay, đã có ngân hàng cam kết tài trọ, góp vốn vào dự án này, thêm nữa là hai tập đoàn thép và xi măng lớn cũng tài trợ hàng triệu tấn thép và xi măng hàng chục nghìn tỷ.
Thành lập 3 công ty cổ phần gồm nhiều đối tác để chuẩn bị triển khai dự án. Một số tập toàn tài chính trong và ngoài nước cũng đã ngỏ lời hợp tác với tập đoàn Tuần Châu. Như vậy, nguồn vốn thực đã lên tới 6 tỷ USD. Con số 65.000 tỷ của chúa đảo Tuần Châu quả thật không ngoa.
Chủ đầu tư dự kiến triển khai thi công dự án và đưa vào sử dụng trong 18 tháng. Các doanh nghiệp kinh doanh BĐS cũng sẽ phối hợp với tập đoàn Tuần Châu để vực dậy vùng đất đầy tiềm năng ở khu Tây Bắc Tp.HCM này.